Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017
KHẮC PHỤC TẬT NÓI LẮP
Nói lắp là
một tật ngôn ngữ khá phổ biến. Thống kê ở nhiều nước với các ngôn ngữ khác nhau
cho thấy nước nào cũng có khoảng 1% dân số bị tật nói lắp. Xin gợi ý với vài cách
thức tập luyện nhằm khắc phục tật này.
Tật nói lắp đặc trưng là lời nói phát ra không được suôn sẻ:
Do các cơ phát âm bị co thắt (không khởi động được lời nói) hoặc rung
giật (lặp đi lặp lại một âm tiết), sự căng thẳng này làm mất sự đồng bộ giữa cơ
chế hít thở và phát âm.
Do đó, việc tập thở có vai trò hết sức quan trọng. Luyện tập khí công có
tác dụng rất tốt để khống chế tốt nhịp thở và tạo thư giãn cho các cơ.
Ngoài rối loạn về thở - phát âm, tật nói lắp lâu năm còn gây ra hậu quả
tâm lý nặng nề là “sợ nói”, nhất là khi phải nói trước đông người hoặc có tầm
quan trọng như vào thi vấn đáp. Do đó, cần rèn luyện thêm đức tính tự tin, biết
kiềm chế được cảm xúc thì kết quả luyện tập mới được bảo đảm.
Phương pháp hữu hiệu để chữa bệnh nói lắp
Là tốc độ nói phải chậm, khi
nói phải mạnh dạn, vừa phải bình tâm, hòa nhã, tự nhiên, cố gắng phát âm chậm
và dịu dàng. Ngoài ra, khi nói cố giữ tiết tấu, có thể chia lời nói thành các ý
đơn giản, mỗi ý nói một lần. Câu nói phải nối với nhau. Chỉ có phát âm chậm và
có tiết tấu mới có thể khiến cho ngôn ngữ nhẹ nhàng, liên tục mà không bị đứt
đoạn.
Người nói lắp nên
tập đọc to mỗi ngày một lần, trước hết là đọc cho mình nghe, sau đó dần dần mở
rộng phạm vi, có thể tham gia ngâm thơ, biểu diễn văn nghệ trước bạn bè. Điều
này vừa có thể khắc phục trở ngại về ngôn ngữ, vừa khắc phục được trở ngại về
tâm lý. Người nói lắp phải dám mạnh dạn thể hiện mình, cố ý nói chuyện ở chỗ
đông người để cho sự căng thẳng tâm lý giảm đi. Sự tập trung tinh thần vào tiết
tấu và âm luật sẽ khiến bệnh nhân chuyển được sự chú ý đối với động tác phát
âm, dần dần sẽ nói tự nhiên hơn.
Đứng trước gương tập nói hay thường xuyên nói chuyện cùng với
những người thân của mình là một trong những cách đem lại hiệu quả cao. Nhưng
lưu ý là phải luyện tập đều đặn, kiên trì hằng ngày. Ngoài ra cũng cần kết hợp
thêm với việc luyện tập thể dục thể thao và tập thở.
Tóm
lại, người bị nói lắp nên
tăng cường rèn luyện kỹ năng nói, kiên nhẫn rèn thường xuyên, lâu dài. Mỗi ngày
dành từ 50 đến 60 phút để tập đọc và tập nói. Cần đọc thong thả, rõ từng chữ và
lưu loát. Ban đầu tập một mình, sau đó có thêm người thân để bớt cảm giác xấu
hổ, lo sợ khi nói trước mặt người khác. Nên nhờ bạn bè, người thân giúp đỡ để
vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cần phải tập tính tự tin trước đám đông, không
nên tự ti, mặc cảm, tập kiềm chế cảm xúc.
Bạn muốn cải thiện
vấn đề giao tiếp? Bạn muốn tật nói lắp không còn là nỗi ám ảnh?
Hãy đến với Chuyên Gia Thôi Miên - Coaching Ngọc Mến bạn
tự tin làm được điều đó !!!
Author: Mohammad
Mohammad is the founder of STC Network which offers Web Services and Online Business Solutions to clients around the globe. Read More →
Related Posts:
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét: