Nói lắp ở người lớn thường chiếm tỷ lệ ít hơn nói lắp ở trẻ em. Tuy
nhiên, điều này đem đến một nỗi tự ti rất lớn đối với người nói lắp khiến họ
rất khó hòa nhập với cộng đồng. Ngay cả khi nói hoặc hỏi những câu đơn giản như
“Mấy giờ rồi?”, “Tôi tên là…”,… cũng khiến họ cảm thấy căng thẳng và gặp nhiều
trở ngại để có thể giao tiếp bình thường với mọi người. Không những bản thân họ
cảm thấy tự ti và khó hòa nhập. Mà kể cả những người xung quanh cũng có thể
cười nhạo họ hoặc ngại giao tiếp với họ vì quá mất thời gian.
Do đó, bệnh nói lắp ở người lớn không phải là một căn
bệnh gây chết người nhưng gây ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề ở người bị nói lắp.
Họ có thể bị xem là những kẻ ngốc hay có vấn đề về thần kinh. Người bệnh nói lắp luôn mơ ước về một thế
giới mọi người có thể hiểu và chấp nhận họ. Một thế giới họ không phải che giấu
những khuyết tật của mình và không bị kì thị. Vậy bệnh nói lắp ở người lớn có
thể điều trị được không?
Hiện tượng nói lắp ở người lớn là gì? Nói lắp ở người lớn là một hiện
tượng có thể xuất hiện như một phản ứng trước những chấn động thần kinh. Tật
nói lắp này có thể gặp ở những nạn nhân của các cơn khủng bố, thiên tai, các
cựu chiến binh,… Và nó đã trở thành một căn bệnh mãn tính ở nhiều người. Người
bị bệnh nói lắp bị mất đi khả năng giao tiếp bình thường do bộ máy phát âm bị
chứng co giật quá nặng hay do họ bị ám ảnh nổi sợ phải nói. Người bị nói lắp đôi khi cảm thấy
bồn chồn cả một thời gian dài trước khi xuất hiện tình huống giao tiếp. Đồng
thời họ có thể cảm thấy ngạt thở, bồn chồn, buồn nôn và tim đập mạnh,…
Vì sao lại có tật nói lắp ở người lớn?
Nhiều thế hệ các nhà khoa học đã
thử đưa ra lời giải thích cho hiện tượng nói lắp ở người lớn. Nhưng dường như
hiểu biết của con người về bộ não vẫn là chưa đủ để tìm ra bí mật của sự rối
loạn trong lời nói nào. Đôi khi hiện tượng này còn có sự
xuất hiện của yếu tố di truyền. Vì có nhiều gia đình có nhiều thế hệ nói lắp và
không ít các cặp song sinh mà cả hai đều bị nói lắp giống nhau. Dù vậy, theo
các chuyên gia, cả stress lẫn yếu tố di truyền đều chỉ là điểm khởi đầu chứ
chưa phải là nguyên nhân gây ra nói lắp. Hoạt động tao ra lời nói có sự tham
gia của hàng trăm cơ mặt. Một số hình thành nên âm, một số giúp các dây thanh
dao động và số khác giúp giữ nhịp thở,… Tất cả cần được phối hợp nhịp nhàng như
một dàn hợp xướng. Nhưng ở người nói lắp có thể là sự trục trặc của một bộ phận
nào đó. Cũng có giả thiết cho rằng có thể thần kinh não điều khiển hoạt động
lời nói của người nói lắp đã bị tổn thương. Đến nay vẫn chưa biết được nguyên nhân
cụ thể để lý giải cho hiện tượng này. Tuy nhiên, nói lắp có thể được chia làm 2
dạng phổ biến: nói lắp được hình thành trong quá trình phát triển kỹ năng ngôn
ngữ, trường hợp này thường xuất hiện ở trẻ em và khi không được điều trị đúng
đăn và kịp thời có thể trở thành mãn tính và dẫn đến khi lớn lên vẫn mang theo
tật nói lắp này. Hoặc do các nguyên nhân về yếu tố thần kinh gây nên. Ngoài ra,
nói lắp ở người lớn còn có thể là do hiện tượng tâm lý. Nhưng trường hợp này là
rất ít.
Thật chất tật nói lắp chỉ có thể
chữa được trong điều kiện giao tiếp bình thường và đòi hỏi phải có thời gian
cũng như sự kiên trì. Và khóa học mà ông tổ chức kéo dài một năm đã thật sự có
hiệu quả. Phương pháp của ông đơn giản chỉ là sự đồng bộ giữa lời nói với những
chuyển động của ngón tay điều khiển cho phép lời nói dễ dàng thoát ra và trôi
chảy hơn. Cách này của ông không những giúp người bệnh nói lắp dần khắc phục
được sự ngập ngừng, giữ được tiết tấu mà còn thiết lập được cả ngữ điệu đã bị
phá vỡ. Tiếp theo đó là những bài tập
luyện kỹ năng phát âm ở điều kiện thực tế như trong một cuộc giao dịch ở một
cửa hàng, hay trong một cuộc họp, giao tiếp với người lạ,… Và cuối cùng những
người nói lắp đã tìm thấy được bầu trời mơ ước của họ. Việc giao tiếp của họ đã
trở nên tự nhiên hơn như hít thở khí trời vậy. Do đó, bệnh nói lắp ở người
lớn là có thể chữa được. Tuy nhiên, người bệnh cần phải kiên trì và luyện tập
hàng ngày trong một thời gian dài mới có thể tìm thấy được kết quả mong muốn.
Tật nói lắp
thường xảy ra ở mọi độ tuổi. Phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả cao
hơn và tránh những khó khăn trong giao tiếp
Nói lắp là một hiện tượng loạn thần kinh chức năng của
ngôn ngữ, thường xảy ra ở mọi độ tuổi và đối tượng. Do ngôn ngữ là phương tiện
giao tiếp phổ biến nhất nên dễ gặp các rối loạn thần kinh chức năng khác, gây áp
lực tinh thần mỗi khi nói chuyện.
Nguyên nhân của tật nói lắp có thể có tính di truyền. Để
khắc phục, các bạn hãy tham khảo những giải pháp sau:
1. Luyện tập cơ miệng
Nhiều chuyên gia tâm lý chuyên chữa trị tật nói lắp
cho thanh thiếu niên và người lớn thường tập trung vào các bài tập tăng sức
mạnh, sự linh hoạt của cơ lưỡi, môi, cằm, khí quản và phổi để bệnh nhân có thể
mở miệng, hàm tối đa, phát âm rõ.
Việc luyện tập giúp bệnh nhân giảm thiểu tối đa tình trạng
lắp bắp, chẳng hạn như nói chậm, điều chỉnh nhịp thở, luyện tập nói suôn sẻ từ
những câu phát âm đơn giản cho đến những câu nói phức tạp.
Đồng thời, chúng giúp người nói lắp giảm lo âu trong những
hoạt động dễ gây căng thẳng như giao tiếp với mọi người hoặc nói trước đám
đông.
2. Tự cải thiện bằng máy ghi âm
Sự tự tin là điều quan trọng trong điều trị tật nói lắp.
Đừng nghĩ bạn kỳ lạ khi nói chuyện không trôi chảy. Hãy tin vào chính mình và
luyện tập hàng ngày để cải thiện khả năng giao tiếp của bản thân.
Máy ghi âm là công cụ hỗ trợ điều trị tật nói lắp
hữu hiệu. Khi người nói lắp ghi âm và nghe lại những gì họ nói, họ sẽ tự đánh
giá cách nói và giọng để nhận thức điểm cần sửa chữa. Ngoài ra, những đoạn hội
thoại trôi chảy của người khác sẽ giúp họ luyện tập và bắt trước lối giao tiếp
để dần sửa tật lặp từ khi giao tiếp.
3. Thức ăn
Mặc dù, khoa học chưa chứng minh hiệu quả của các loại thực phẩm
trong điều trị nói lắp. Nhưng những bài thuốc dân gian được lưu truyền như quả
lý gai, tiêu đen, quế, hạnh nhân có hiệu quả hỗ trợ sửa dị tật ngôn ngữ này.
Ngoài ra, mật ong là thức uống có lợi cho thanh quản và cổ họng,
giúp giọng nói khỏe và hay hơn.Tuy nhiên, Ủy ban Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ
(FDA) chưa xác nhận loại thuốc hay thực phẩm nào đặc trị tật nói lắp. Mặc dù,
nhiều trường hợp mắc bệnh được điều trị bằng các loại thuốc chống động kinh,
thuốc chống trầm cảm hoặc giảm lo âu, nhưng chúng đều có tác dụng phụ và được
khuyến cáo không nên sử dụng lâu dài.
Một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chứng minh rằng
liệu pháp dùng thuốc gần như không có tác dụng trong việc cải thiện tật nói
lắp.
4. Gặp chuyên gia
điều trị
Ngày nay, tiến bộ trong việc trị liệu ngôn ngữ cung cấp nhiều
biện pháp để chữa tật nói lắp. Biện pháp tốt nhất là tham gia tiếp nhận tư vấn
của chuyên gia điều trị nói lắp để chọn liệu pháp điều trị tốt nhất như trị
liệu, hay thôi miên…
Đây là những phương pháp chữa nói ngọng vô cùng hiệu quả đã được kiểm chứng nếu các bạn kiên trì luyện tập theo đúng phương pháp, nhanh nhất là từ một tuần đến 2 tuần các bạn có thể sửa được lâu thì 1 tháng.
1.Sửa nói ngọng chữ /N/
- Định vị : Phần trước lưỡi nâng lên dính sát với phía trước hàm trên, mép lưỡi bịt kín với hàm răng trên,không cho hơi ra ngoài qua miệng.Khoang miệng hẹp, mép hơi bành ra hai bên
2. Sửa nói ngọng chữ / L /
- Định vị : Đầu lưỡi nhọn ra nâng lên đặt sát với phía sau lợi răng cửa của hàm trên, mép lưỡi thõng xuống để hơi có thể thoát ra ngoài qua hai bên mép lưỡi, hàm dưới hơi hạ xuống để khoang miệng rộng ra cho đầu lưỡi nâng cao,miệng mở rộng.
3.Sửa nói ngọng thanh điệu, cụ thể là thanh ? và ~. 2 thanh mà mọi người hay mắc phải nhất.
Loại 1 : Âm tiết mở bằng nguyên âm đơn
A, ơ, e, ê, u ,ư, o , ô ,i
Cơ chế :
1. Âm tiết đầu là toàn bộ âm đó nhưng mang thanh nặng ( Nếu là ~), hoặc mang thành huyền ( Nếu là ? )
Ví dụ : Mũ = Mụ, Tủ = tù
2. Âm thứ hai là nguyên âm đó mang thanh sắc
Gộp lại : Mũ = Mụ + ú , Tủ = Tù + ú
Đỗ = Độ + ố
Loại 2 : Âm tiết mở bằng nguyên âm đôi
Trên một lần bật hơi
1. Uô viết là ua – Đũa ,dũa, của
2. Ươ viết là ưa – Sửa, chửa, cửa
3. Iê viết là ia – Tỉa,đĩa
Cơ chế :
1. Âm tiết đầu là toàn bộ âm đó nhưng mang thanh nặng ( Nếu là ~ ) ,hoặc mang thành huyền ( Nếu là ? )
2. Âm thứ 2 là nguyên âm ơ mang thanh sắc = Ớ
Gộp lại : Đũa = Đụa + Ớ, Dũa = Dụa + ớ
Loại 3 :
Lưỡi = Lượi + í
Cưỡi = Cượi + í
Loại 4 :
Võng = vọng + ứ
Bĩnh = Bịnh + ứ
Ứ ở đây là giọng ứ bằng mũi
4. Sửa nói ngọng âm cuối
Ví dụ như đọc từ bình thì đọc nhầm thành bìn
CÁc bạn có thể sửa bằng các ghép âm
Bình ( đúng ) = Bì + Nhờ
Cứ đọc 2 âm thật rõ,nhanh dần nhanh dần
Hy vọng các bạn sẽ kiên trì luyện tập để giảm thiểu căn bệnh nói ngọng của mình. Chữa nói ngọng chỉ sau 1 ngày luyện tập cùng NGỌC MẾN.
Tại Việt Nam do đặc trưng vùng miền nên có nhiều bạn bị ngọng dấu hỏi dấu ngã và nguyên âm "e" khi nói bị méo chữ. Một chút lỗi nhỏ về giọng nói nhiều khi làm những cơ hội công việc hay học tập của bạn tuột khỏi tay mình.
Ngọng dấu ngã thành dấu sắc và lẫn dấu hỏi với dấu ngã là do cấu trúc của vòm họng, khoang mũi họng ngắn nên chứng ngọng này thường gặp ở trẻ, lớn thường tự hết. Tuy nhiên có nhiều bạn lớn vẫn không sửa được hết nói ngọng nhiều khi trở thành trò cười đùa của các bạn khác.
Ngoài ra có nhiều vùng do đặc trưng vùng miền tất cả mọi người đều nói như thế, điều đó rất bình thường khi bạn chỉ ở nhà. Tuy nhiên, nó sẽ là bất bình thường khi bạn đi học, đi làm, gặp nhiều người, tiếp xúc với nhiều người ở nhiều nơi khác.
Một vùng các bạn phát âm chữ "e" bị méo thành "ie" làm giọng nói của bạn gây khó chịu cho người người, phát âm tiếng anh cũng sẽ không đúng.
Nói ngọng dấu hỏi dấu ngã và nguyên âm "e" ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển công việc và học tập của bạn. Thuyết trình mà nói ngọng thì thật sự là thảm hại. Đi xin việc mà nói ngọng cơ hội việc làm của bạn giảm đi đáng kể nếu chưa nói tới là bị out ngay khi mở miệng.
Để giúp các bạn có thể chữa được tật nói ngọng dấu hỏi dấu ngã, nguyên âm "e", giải quyết được những phiền toái không mong muốn do việc nói ngọng, Nhật Hạnh tổ chức khóa huấn luyện chữa nói ngọng dấu ngã dấu hỏi dấu sắc chữ e cho người lớn tại Hà Nội dành cho các bạn muốn chữa ngọng muốn giọng nói của mình chuẩn hơn.
Nhật Hạnh có kinh nghiệm 3 năm dạy về giọng nói tại Giọng Nói Hay là một chuyên gia về NLP thôi miên và coaching trị liệu, đã từng là một người bị ngọng bị lắp đã tự sửa ngọng sửa nói lắp và giờ trở thành MC cho các nhà thuốc vô cùng lớn, do đó sẽ hiểu được cảm giác của người bị ngọng, bị lắp nên Nhật Hạnh có những phương pháp dạy vô cùng dễ hiểu và hiệu quả cao.
Như đã giải thích từ trước, nói lắp là do chúng ta tạo ra hiệu ứng Valsalva đương khi nói. Trong quá trình thực hiện, các cơ thanh quản của chúng ta bị căng ra và hơi không thể lưu thông được, dẫn đến dây thanh âm không thể phát âm được và chúng ta bị nói lắp.
Để ngăn hiệu ứng Valsalva xuất hiện trong khi nói, thật hữu ích khi thả lỏng cơ thanh quản của chúng ta. Làm giãn cơ thanh quản không phải là việc dễ dàng vì có quá nhiều cơ có liên quan đến nỗi làm giãn tất cả chúng là điều rất khó khăn.
2. Vì sao tôi cần thả lỏng cơ trực tràng?
Hiệu ứng Valsalva bao hàm một nhóm cơ vận động chung với nhau: cơ thanh quản, cơ ngực, cơ bụng và cơ trực tràng. Nếu bạn căng một loại cơ, nó sẽ làm căng tất cả các cơ trong nhóm. Ngược lại, nếu bạn làm giãn một loại cơ thì tất cả những cơ còn lại cũng có xu hướng giãn theo.
Thay vì làm giãn cơ thanh quản, bạn có thể thấy rằng làm giãn cơ trực tràng và đồng thời để sự giãn đó tác động lên cổ sẽ dễ hơn nhiều. Vâng, điều này nghe có vẻ lạ lùng nhưng đúng là như vậy. Cách dễ nhất để làm giãn thanh quản của bạn là tập trung sự chú ý của bạn vào việc thả lỏng trực tràng.
3. Phương pháp thả lỏng tiệm tiến của Jacobson
Tôi đề nghị bạn nên dùng phương pháp thả lỏng tiệm tiến của Jacobson để làm giãn trực tràng của bạn. Ý tưởng cơ bản đằng sau kỹ thuật thả lỏng tiệm tiến của Jacobson là trước hết làm căng dần một cơ nào đó rồi sau đó thả lỏng dần cơ ấy.
Bắt đầu bằng việc căng dần cơ trực tràng của bạn. Hãy để ý cảm giác căng dần của trực tràng. Cứ để cơ trực tràng căng cho đến khi cơ co tối đa.
Sau đó dần dần thả lỏng cơ trực tràng. Cũng để ý cảm giác giãn dần quanh vùng trực tràng. Một khi bạn giãn hết cỡ, hãy bắt đầu lập lại tiến trình này. Căng dần cơ trực tràng. Nếu có thể, hãy cố gắng co cơ thêm một chút so với lần đầu. Sau đó thả lỏng cơ và cố gắng giãn thêm một chút so với lần trước.
Thực hiện tiến trình này năm, sáu lần. Hãy để ý trực tràng của bạn được căng và thả lỏng thể nào. Hãy lưu ý sự giãn cơ này sẽ lan truyền lên bụng, ngực và thanh quản của bạn như thế nào. Hãy tập trung vào thanh quản và để ý xem nó được thả lỏng và mở ra thể nào. Cũng hãy lưu ý sự giãn cơ ấy cũng sẽ truyền lên đến hàm, miệng, môi và lưỡi của bạn ra sao.
Tật nói lắp tuy không phải là nguy hiểm nhưng lại mang đến vô số những phiền phức trong sinh hoạt thường ngày và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.
Chính vì các biểu hiện của chứng nói lắp mà người bị bệnh dần trở nên tự ti và thu mình lại. Để thoát khỏi tình trạng mặc cảm và không còn có cảm giác cô độc.
Nếu không được điều trị dứt điểm và kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng nặng hơn. Không những vậy, tật nói lắp còn ảnh hưởng không nhỏ đến công việc cũng như trong cuộc sống thường ngày của bạn. Vì vậy, hãy " hành động" đừng để nói lắp là nỗi ám ảnh đeo bám bạn !!!
Cho dù bạn không phải là một nhà hùng biện hay ca sĩ opera chuyên nghiệp, giọng nói luôn có khả năng thúc đẩy hoặc phá vỡ sự nghiệp của bạn. Cũng tương tự như cách mọi người đánh giá người khác qua ngoại hình, những người xung quanh cũng có thể đưa ra một số kết luận nhất định về khả năng và tính cách của bạn dựa trên cách bạn nói.
Nghe có vẻ thiếu công bằng và khách quan, nhưng các nhà khoa học cho thấy việc sử dụng một số kiểu giọng nói nhất định sẽ giúp chúng ta có công việc suôn sẻ hơn.
Vậy giọng nói tác động như thế nào đến thành công trong sự nghiệp? Sau đây là những thực tế đáng ngạc nhiên nhất về quyền lực của yếu tố này.
1. Những người có giọng nói trầm hơn thường được chọn vào vị trí lãnh đạo
Một nghiên cứu đang được thực hiện cho thấy những ứng cử viên chính trị có giọng nói trầm hơn có nhiều khả năng sẽ chiến thẳng trong các cuộc bầu cử ở Mỹ. Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ - ông Obama là một người có chất giọng rất trầm.
Một giọng nói trầm được cảm nhận là tương đồng với sự mạnh mẽ, bình tĩnh và có năng lực. Đàn ông và phụ nữ có giọng nó trầm thường có hormone testosterone cao hơn bình thường, nên họ tạo được ấn tượng về sự mạnh mẽ và tích cực.
Tương tự, một nghiên cứu khác cho thấy những CEO nam có giọng nói trầm quản lý doanh nghiệp lớn hơn và kiếm được nhiều tiền hơn. Độ cao trong giọng nói của một CEO cứ giảm 1% thì công ty của anh ta tăng 30 triệu USD giá trị. Tuy vậy, các tác giả nghiên cứu cũng thừa nhận họ không thể chứng minh việc có giọng nói trầm sẽ giúp bạn trở thành CEO.
Tổng thống Barack Obama là chính trị gia có giọng trầm rất hay
2. Người nói năng rề rà khó xin việc
“Vocal fry” là cụm từ chỉ việc rung dây thanh âm khi nói, tạo ra âm thanh chậm chạp và gây khó chịu.
Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng đàn ông và phụ nữ biểu lộ “vocal fry” bị coi là ít đáng tin cậy và khó xin được việc hơn những người nói giọng bình thường. Phụ nữ sử dụng “vocal fry” còn bị xem là thể hiện sự tiêu cực.
3. Người nói lên giọng cuối câu bị coi là thiếu tự tin
Bạn có hay lên giọng ở cuối câu nói? Một số chuyên gia cho rằng hành động này phá hoại hình tượng chuyên nghiệp của bạn.
Cụ thể, Susan Sankin – một HLV giọng nói chuyên nghiệp nhận định rằng việc lên cao giọng khiến bạn trông thiếu bình tĩnh, thiếu quyết đoán và kém tự tin trong công việc, hơn nữa, nó dễ làm mọi người xao nhãng nội dung bạn muốn truyền tải.
Trong khi đó, một nghiên cứu của nhà xuất bản nước Anh Pearson cho thấy phần lớn các ông chủ tin rằng: “Việc lên cao giọng cản trở triển vọng thăng tiến cũng như mức tăng lương".
Lên giọng ở cuối câu dễ thể hiện sự thiếu tự tin
4. Đàn ông nói giọng cao có thể đang căng thẳng
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học ghi âm ý kiến của một số sinh viên nam chưa tốt nghiệp về chỉ tiêu tuyển sinh đại học và những gì họ sẽ làm nếu được thừa hưởng một khoản tiền lớn. Sau đó, họ chỉnh sửa một số bản ghi âm để độ cao của giọng nói cao hoặc thấp hơn 20%.
Kết quả cho thấy đàn ông và phụ nữ nghe các bản ghi âm đánh giá người nói giọng cao hơn là đang lo lắng, thiếu trung thực và ít quyết đoán hơn so với người có giọng trầm.
_Ngọc Mến_
SHARE THIS POST
Author: Mohammad
Mohammad is the founder of STC Network which offers Web Services and Online Business Solutions to clients around the globe. Read More →
Liệu bạn có
biết rằng hầu như tất cả những người thành đạt, giàu có, những chính trị gia đều
có âm phát ra từ trong bụng? Nói giọng bụng tức là lấy hơi thở từ cơ bụng. Người
nói giọng bụng thì tiếng trầm và sâu lắng. Nhưng làm thế nào để có thể tập luyện
được phương pháp nói giọng bụng?
Bước 1: Tập
lấy hơi từ bụng.
Trước tiên đặt 2 tay lên ngực và bụng để xem cách hít thở
sâu bình thường như thế nào. Thông thường khi hít vào thì ngực căng ra nhưng bụng
lại hơi co lại, khi thở ra thì ngực xẹp xuống và bụng lại hơi phình ra.
Sau đó chủ động dùng ý chí để điều khiển hơi thở, khi hít
vào thì cùng lúc cố dồn khí xuống vùng bụng (cái này trong chưởng nó gọi là “vận
khí vào đan điền” )
Lúc đó khi hít sâu, ngực hơi căng 1 chút, còn bụng căng nhiều
hơn, khi thở ra thì bụng xẹp xuống và ngực cũng xẹp xuống 1 chút.
Bạn luyện lấy hơi bằng bụng trong khoảng 30 ngày sẽ quen.
Bước 2: Luyện
mở vòm cộng minh (khoang miệng)
Khi phát âm, bạn cố gắng mở to vòm miệng để hơi từ bụng cộng
hưởng bên trong khoang miệng, tạo nên tiếng vang. Sử dụng vòm cộng minh sẽ giúp
cho bạn không phải cố gắng lên giọng bằng dây thanh quản, đỡ bị khản tiếng.
Khi luyện cách sử dụng vòm cộng minh, cố gắng phát âm to và
tròn chữ, chậm và vang.
Sau đó thay đổi cao độ, phát âm từ các âm trầm tới âm bổng.
Thời gian đầu chưa dùng quen, bạn kiểu gì cũng dùng nhầm bằng
cách phát âm dựa chủ yếu vào cổ họng và dây thanh quản, dẫn tới khản tiếng. Khản
tiếng tức là cổ họng và dây thanh quản của bạn đang bị tổn thương nhẹ, lúc đó
tránh cố quá sức, sẽ ảnh hưởng tới chất giọng sau này.
Tuy nhiên sau đó, khi phải phát âm to, cơ thể sẽ tự lựa,
thêm vào đó là sự điều khiển cho chủ ý từ não, để sử dụng vòm cộng minh một
cách hiệu quả.
Bạn tập lấy hơi từ bụng và sử dụng vòm cộng minh là đã cải
thiện được giọng nói rất nhiều. Còn mấy bài tập nâng cao hơn nữa, thiết nghĩ nó
cần cho những dân chuyên nghiệp, đưa vào đây khéo bạn tẩu hỏa nhập ma
Tóm lại,
người có giọng nói hay sẽ tự tạo hấp dẫn cho bản thân mình, khiến cho người
nghe chú ý, yêu mến và thích được nghe mãi.Trong giao tiếp hàng ngày cũng như
trong công việc, giọng nói hay sẽ mang lại nhiều cơ hội và thành công cho người
sở hữu nó. Và bạn hoàn toàn có thể sở hữu một giọng nói hay nếu dành thời gian
cố gắng rèn luyện.
Để được chia sẻ kỹ thuật và hỗ trợ điều trị các tật : nói ngọng, nói lắp, nói giọng địa phương, hụt hơi, mất tiếng...truy cập tại đây.
0 nhận xét: